Cách cúi chào của người Nhật
Nhật Bản là một đất nước coi trọng nghi thức và lễ nghĩa, đối với người Nhật việc đánh giá một con người không chỉ dựa vào cách nói chuyện mà còn dựa và cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện có nhã nhặn và đúng quy cách hay không.
Vì vậy khi đi làm nhân viên trong công Nhật cần phải chú ý kỹ điều này. Nhân viên mới vào công ty được huấn luyện rất kỹ về vấn đề này, nhiều trường hợp sếp đã dùng thước để đo độ gập thân cúi chào của nhân viên, vì họ cho rằng cúi gập người chào khách là điều vô cùng quan trọng thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng và sự kính trọng đối với lãnh đạo.
Người phương Tây có xu hướng chào hỏi bằng một cái bắt tay, nhưng với người Nhật, thường họ kiêng không chạm vào cơ thể đối phương và cúi chào gập người là cách thể hiện sự tôn trọng cũng như thay cho lời chào đối với người khác. Vì thế, cách chào hết sức quan trọng:
- Khi chào đầu tiên là đứng thẳng lưng, đồng thời ngẩng cao đầu, nửa thân trên chuyển động cúi hướng về phía trước. Chỉ có đầu là hướng về phía trước, phần thân dưới còn lại chú ý vẫn giữ trên một đường thẳng không để cong ra phía sau.
- Đối với nam: hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón, khép hai cánh tay sát bên sườn, và cúi xuống.
- Đối với nữ: hai tay duỗi thẳng, đặt trước người tạo thành hình chữ V sao cho bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại, rồi từ từ cúi chào.
Có 3 kiểu chào:
- Kiểu Eshaku (会釈): Đây là kiểu Ojigi ở mức độ nhẹ nhất, dùng khi chào hỏi bạn bè hoặc những người cùng cấp bậc với mình. Với kiểu Eshaku, người Nhật sẽ cúi đầu khoảng 15º khi chào nhau.
- Kiểu Keirei (敬礼): Đây là kiểu Ojigi dùng để chào cấp trên, khách hàng hoặc những người lớn tuổi hơn mình. Người Nhật sẽ cúi đầu khoảng 30 ~ 35º khi thực hiện kiểu chào này.
- Kiểu Saikeirei (最敬礼): Đây là kiểu chào lịch sự nhất trong Ojigi, dùng để nói lời cảm ơn, lời xin lỗi hoặc thể hiện thành ý của mình với đối phương. Người Nhật sẽ cúi đầu khoảng từ 45~60º khi thực hiện kiểu chào này. Khi tiến hành chào, người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi cúi đầu chào hoặc vừa nói lời chào, vừa cúi đầu chào.
Đối với cấp trên hay những người lớn tuổi hơn, càng cúi thấp càng thể hiện sự kính trọng đối với người đó, nghĩa là người có cấp bậc hay tuổi tác hơn nhiều thì càng phải cúi sâu và giữ ở tư thế đó lâu hơn bình thường.
Những điều tưởng chừng là nhỏ nhặt nhưng đây thật sự là một điều rất quan trong để góp phần tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của cấp trên. Mặc dù là một kỹ năng rất nhỏ nhưng Lapis hi vọng rằng nó sẽ có ích cho các bạn.
Nguồn: Viet-SSE