Cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách quan sát ngôn ngữ cơ thể của người khác (P2)

Sau phần 1, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể của người khác dựa vào tư thế và biểu hiện trên gương mặt.

POSTURE (P) – Tư thế

P là là viết tắt của POSTURE – tư thế. Mặc dù chuyển động của cánh tay khiến chúng ta dễ quan sát hơn tư thế đứng hay ngồi, tuy vậy tư thế của ai đó cũng nói lên rất nhiều điều thú vị.

Tư thế được chia làm 2 phần chính đó là: tư thế ngồi và tư thế đứng.

Cần lưu ý rằng tư thế của một người cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của họ nhất là phần lưng. Tư thế đứng ngồi thiếu khoa học có thể dẫn đến đau lưng.

Tư thế thẳng đứng

Tư thế thẳng đứng thể hiện sự tự tin của một người. Dù ngồi hay đứng nhưng đầu và vai luôn hướng thẳng thì cũng chứng tỏ sự tự tin ở người đó.

Ngoài sự tự tin, tư thế này cũng phát ra tín hiệu một người đang quan tâm điều gì đó.

Hãy nghĩ về cách bạn bạn đang ngồi chăm chú học bài trong một tiết giảng rất thú vị. Nếu bạn đang cảm thấy nhàm chán chắc chắn tư thế ngồi của bạn cũng sẽ không được ngay ngắn cho lắm.

Bất cứ khi nào chúng ta tham gia vào một cuộc trò chuyện thú vị, chúng ta có thể bất giác ngồi ở tư thế thẳng lưng vì quan tâm, chăm chú mà không phải có chủ đích từ đầu.

Tư thế còng lưng

Đây là một dấu hiệu xấu nếu trong khi bạn đang thuyết trình trước đám đông nhưng ai ai cũng khom lưng thì có nghĩa rằng họ đang không thực sự chú ý đến những gì bạn nói.

Nói chung, tư thế này là loại mà bạn thấy trên những người lười biếng hoặc đang làm việc như thể bị ép buộc. Chuyển động của họ rất chậm và bạn có thể nói rằng họ đang sử dụng rất nhiều năng lượng để thực hiện một bước duy nhất. Việc lười biếng có thể cho thấy sự không quan tâm hoặc miễn cưỡng.

Nếu người bạn đang nói chuyện không hứng thú với cuộc trò chuyện, bạn sẽ thấy rằng ngoài tư thế khom lưng họ có thể có những tín hiệu khác như là nhìn ra chỗ khác mà không phải là nhìn thẳng vào mắt bạn hoặc xem đồng hồ, nghịch điện thoại. ngáp liên tục…

Nhìn xuống

Điều gì đang xảy ra nếu bạn nói chuyện với một người nhưng họ cứ liên tục nhìn xuống dưới.

Giải thích chung cho tư thế này là họ đang cố gắng che giấu điều gì đó, hình ảnh ai đó cúi gằm mặt xuống đất thường rất dễ thấy trong những buổi thẩm vấn điều tra tội phạm.

Một lý do khác cũng có thể cho là đúng, họ cúi xuống đất chứng tỏ họ hơi nhút nhát, e dè. Nếu bạn đang nói chuyện với một người liên tục nhìn xuống, tất nhiên việc kết nối giữa hai người sẽ kém hiệu quả và chắc chắn cuộc giao tiếp sẽ kém thú vị rất nhiều.

FACE (F) – MẶT

Kí tự cuối cùng là F viết tắt của FACE. Xem xét cảm xúc trên gương mặt của ai đó là điều khá dễ dàng. Thông thường có 6 loại cảm xúc cơ bản mà mọi người thường thể hiện.

Gương mặt hạnh phúc

Gương mặt hạnh phúc luôn gắn liền với nụ cười rạng rỡ. Nếu quan sát gương mặt người khác bạn cảm nhận được sự hoan hỉ và xen kẽ những nụ cười thực sự thì chứng tỏ rằng những người đó đang rất vui.

Nụ cười và sự hạnh phúc trong mỗi cuộc trò chuyện luôn là tiền đề gợi mở sự thành công. Gương mặt hạnh phúc khiến cho mọi người dễ kết nối với nhau hơn.

Gương mặt buồn bã

Nỗi buồn thường khiến các cơ trên gương mặt của một người rủ xệ xuống. Đây là một cảm giác tiêu cực. Tuy nhiên, nó cũng sẽ giúp cho chúng ta biết được nên cảm thông, chia sẻ hay khích lệ ai đó với nỗi buồn của họ.

Gương mặt sợ hãi

Một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất là sợ hãi.  Các chính trị gia thường nắm bắt điểm này và sử dụng nó trong các chiến dịch bầu cử để nói với những người ủng hộ rằng chiến thắng của đối thủ có nghĩa là có hại.

Nhân viên bán hàng và tiếp thị cũng sử dụng cảm xúc này. Họ cho bạn thấy sự tồi tệ của vấn đề bạn gặp phải trước khi cho bạn thấy giải pháp của họ sẽ giúp bạn giải tỏa như thế nào.

Khi bạn nói chuyện với ai đó mà gương mặt họ hiển thị sự sợ hãi, thì điều đầu tiên cần làm là tìm cách an ủi họ. Hãy đồng cảm và đừng vội vàng đưa ra giải pháp.

Nếu người đó sẵn sàng nói về vấn đề, hãy lắng nghe. Thực sự chú ý và cho thấy rằng bạn quan tâm.

Một khi họ đã mở lòng với bạn, thì bạn có thể mang lại giải pháp phù hợp. Sự tin tưởng bạn có được bằng cách lắng nghe và thể hiện sự quan tâm thực sự sẽ mở ra cơ hội cho bạn được kết nối với người đối diện.

Gương mặt tức giận

Cảm xúc tức giận luôn gắn liền với một gương mặt đỏ gay, đây thực sự là một dấu hiệu nguy hiểm. Nếu người xung quanh tức giận với những gì bạn nói, tốt hơn hãy cẩn thận. 

Nếu đứng trước mặt người đó, hãy di chuyển cơ thể của bạn để đối mặt với anh ta. Nếu lời nói của bạn là điều khiến họ tức giận, hãy nhanh chóng xin lỗi.

Trong trường hợp bạn không chắc chắn mình đã sai, hãy hỏi trực tiếp người đó và theo dõi các dấu hiệu trên cơ thể họ.  Nếu anh ấy nói với bạn rằng bạn đã sai ở đâu thì bạn nên xin lỗi và thay đổi chủ đề, nếu cần thiết thì nên dừng cuộc trò chuyện thay vì tiếp tục tranh cãi.

Gương mặt ghê tởm

Thể hiện sự ghê tởm đối với ai đó là khá thiếu tôn trọng. Thông thường nó là biểu hiện cho sự bất đồng quan điểm.

Gương mặt này thường đi kèm với một cái bĩu môi rất rõ ràng. Hình ảnh này có vẻ khá quen thuộc khi ai đó đang cố gắng buộc bạn phải đồng ý hoặc nghe theo ý kiến của họ, và rất có thể bạn sẽ “ném” cho họ một gương mặt như thế này với một cái bĩu môi dài.

Như vậy, sự ghê tởm là một dấu hiệu của sự không hài lòng. Nếu đây ai đó thể hiện thái độ này với bạn, hãy cẩn trọng và xem xét lại lời nói của bản thân. Hãy thử dừng lại để lắng nghe quan điểm của người khác thay vì cố gắng tiếp tục. Nếu tình hình xấu đi, hãy lùi lại và chờ một cơ hội khác phù hợp hơn để nói chuyện.

Gương mặt bất ngờ

Gương mặt của sự bất ngờ đó chính là đôi mắt mở to, miệng mở tròn và nếu để ý hơn bạn có thể thấy một vài người mở hai lòng bàn tay của họ ra khi họ thấy điều ngạc nhiên. Bất ngờ không nên nhầm lẫn với sốc.

Mặc dù bất ngờ có thể là tích cực hoặc tiêu cực, nhưng đa phần nó thường là tích cực. Sốc mặt khác chỉ là tiêu cực.

Bất ngờ thường sẽ đi kèm với niềm vui và được đặc trưng bởi một tiếng hét, giơ tay hay nhảy cẫng lên,… Và tùy thuộc vào bối cảnh, một số người cũng có thể ôm bạn khi họ bất ngờ về điều gì đó.

Ý nghĩa về những cử chỉ trong các nền văn hóa khác nhau

Cử chỉ  là một phương thức giao tiếp phổ thông. Một số cử chỉ là dấu hiệu để nhằm mục đích giao tiếp có ý nghĩa. Đặc biệt hơn, một số cử chỉ có ý nghĩa rất khác nhau tùy thuộc vào địa điểm, văn hóa và các yếu tố khác.

Ví dụ, hãy xem xét những khác biệt trong ngôn ngữ cơ thể trên toàn thế giới:

Gật đầu có thể là hành động chứng tỏ sự đồng ý, chấp thuận ở đa số các nước nhưng ở Bulgari và Hy Lạp người ta sử dụng nó để chỉ ra 1 điều tiêu cực.

Trong khi những người ở Bồ Đào Nha thường kéo dái tai của họ để thể hiện rằng thức ăn rất ngon nếu như họ đang ăn một món gì đó thì ở Tây Ban Nha điều này có nghĩa là bạn không trả tiền cho đồ ăn, thức uống của mình.

Mặc dù chúng ta sẽ nghĩ rằng việc dùng ngón tay trỏ để chỉ phương hướng hay chỉ trỏ điều gì đó là chuyện hết sức bình thường nhưng một số nền văn hóa khác trên thế giới như Mỹ Latin thì người ta lại dùng đôi môi để chỉ trỏ.

Nguồn: Siêu trí não